Hầu hết chúng ta đều biết rằng sau khi kết hôn thì mỗi cặp vợ chồng đều trao vật đính ước cho nhau là chiếc nhẫn cưới trên ngón áp út tay trái của mỗi người. Có khi nào chúng ta thắc mắc tại sao lại phải như vậy? Hay đó là truyền thống từ lâu đời?
Xem thêm: nhancuoidep
Trước hết, hãy tìm hiểu về truyền thống này theo quan niệm phương Đông, người Trung Quốc cổ quan niệm rằng 5 ngón tay trên một bàn tay mang 5 ý nghĩa: ngón cái – cha mẹ, ngón trỏ – bạn bè anh em, ngón giữa tượng trưng cho chính bạn, ngón áp út – người mà mình yêu, ngón út – con cái. Thật là một khái niệm trừu tượng, nhưng bạn sẽ thấy ý nghĩa sâu sắc của nó qua trò chơi nhỏ sau đây: Chập 2 lòng bàn tay vào nhau và gập 2 ngón giữa vào nhau. Lúc đó hãy lần lược tách các ngón tay còn lại ra: 2 ngón cái sẽ dễ dàng tách ra – hàm ý cha mẹ sinh thành và nuôi dưỡng rồi dần cũng có ngày sẽ rời xa chúng ta vì họ không thể sống mãi, 2 ngón trỏ cũng dễ dàng tách ra – hàm ý dù bạn bè hay anh em thân thiết cách mấy thì họ vẫn có cuộc sống riêng của họ và không thể mãi theo ta, 2 ngón út cũng vậy – con cái chúng ta một mai lớn lên cũng sẽ gầy dựng cuộc sống riêng và rời xa ta như cách mà ta đã rời xa cha mẹ của mình, nhưng 2 ngón áp út thì không thể tách ra được dù ta có cố gắng hết sức – điều này nghĩa là vợ (chồng) sẽ không bao giờ rời bỏ ta trong cuộc đời, là người sẽ luôn sánh bước dù cho ta có ở bất kì nơi nào hay khó khăn cách mấy.
Xem thêm: nhancuoidep
Vợ chồng sẽ không bao giờ rời bỏ ta trong cuộc đời, là người sẽ luôn sánh bước dù cho ta có ở bất kì nơi nào hay khó khăn cách mấy.
Ở phương Tây, đeo nhẫn cưới ở ngón áp út trái phổ biến trước khi y học phát triển. Theo nghiên cứu của gia tộc Tudor (Anh Quốc), mọi người tin rằng tĩnh mạch từ ngón tay thứ tư trên bàn tay trái chảy trực tiếp về trái tim. Do đó người ta tin rằng có sự kết nối giữa bàn tay trái và tim được gọi là “Vena Amoris”, trong tiếng Latin có nghĩa là Tĩnh mạch của tình yêu. Dựa trên tên gọi đó, các “bậc thầy” trong nghi thức hôn nhân viết một điều khá lãng mạn: “Nó sẽ thật sự có ý nghĩa nếu chiếc nhẫn được đeo trên ngón tay đặc biệt này. Đối với các cặp vợ chồng, như là tuyên bố tình yêu vĩnh cữu của họ dành cho nhau”.Nhưng trước nay không hề có bất kì luật lệ nào qui định rằng bắt buộc phải đeo nhẫn cưới trên ngón áp út bàn tay trái, việc đeo nhẫn hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Hầu hết các nước ở Trung và Bắc Âu, người ta đeo nhẫn cưới trên ngón áp út tay phải. Các quốc gia như Áo, Đức, Phần Lan và Đan Mạch người ta ít khi đeo nhẫn cưới theo truyền thống. Đặc biệt ở Đức người ta trao cho nhau một băng tay vàng vào tay trái trước hôn lễ sau đó họ chuyển sang tay phải và xem nó như biểu tượng của sự đoàn kết. Ngoài ra việc này cũng liên quan đến vấn đề về sức khỏe, chứng viêm khớp có thể gây khó khăn khi đeo và tháo nhẫn, để hạn chế các vấn đề đó, chiếc nhẫn cưới thường được đeo trên ngón thứ tư tay phải.
Và không lạ gì việc bạn đeo nhẫn cưới trên tay phải nếu bạn là người thuận tay trái. Dĩ nhiên không thể để chiếc nhẫn cản trở cánh tay chủ đạo của bạn, điều đó còn tránh gây trầy xước và hư hỏng cho chiếc nhẫn cưới quý giá.
Xem Thêm: nhancuoidep
0 nhận xét:
Đăng nhận xét