This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Chọn nữ trang cưới tiết kiệm

Một đám cưới thường phải được lên kế hoạch trước ít nhất cũng phải từ sáu tháng đến một năm. Kinh phí chuẩn bị cho đám cưới là điều hai bạn phải quan tâm hàng đầu. Rất nhiều khoản cần phải chi tiêu như thuê nơi tổ chức, đãi tiệc, bộ nữ trang cưới, váy áo, quay phim chụp ảnh, chi phí đi lại … Trong đó khoản ngân sách chi cho nữ trang cũng chiếm một phần kha khá trong tổng chi phí dành cho đám cưới của hai bạn. Một vài gợi ý dưới đây không chỉ giúp bạn có được một nữ trang phù hợp, ưng ý, mà còn giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.

1. Lựa chọn trang sức vừa đủ

Tiêu chí "vừa đủ" khi chọn trang sức là để chỉ cả chất lượng và số lượng nữ trang. Thông thường, một bộ nữ trang cưới sẽ bao gồm dây chuyền, vòng tay, hoa tai, vương miện. Nếu cô dâu đã đeo găng tay thì có thể bỏ qua vòng tay, hoặc nếu không quen đeo phụ kiện tóc hoặc làm tóc đơn giản, bạn cũng có thể không chọn vương miện.

Bộ trang sức “ vũ khúc xuân” lấy cảm hứng từ mùa xuân là mùa khởi đầu của biết bao hi vọng trong tình yêu đôi lứa.

Ngoài ra, nữ trang cưới cũng không nên to bản, làm lu mờ vẻ đẹp của váy cưới hoặc thậm chí làm cô dâu trở nên nặng nề, già so với tuổi. Đặc biệt, nếu sử dụng nữ trang vàng 24k, bạn không nên chọn các mẫu kiềng hay vòng cổ to nặng, kết cấu cầu kỳ vì màu của nữ trang vàng vốn không trẻ trung như trang sức bạch kim, vàng trắng. Ngoài ra, nữ trang cưới cũng cần đồng bộ với nhẫn cưới. Nếu chọn nhẫn vàng màu, cô dâu nên chọn dây chuyền, hoa tai cũng bằng vàng, hoặc bộ trang sức bạch kim sẽ phù hợp với đôi nhẫn bạch kim lấp lánh.

“Giọt nắng sương mai” tôn lên vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao của cô dâu khi xuất hiện trong ngày trọng đại

2. Thuê hay mua nữ trang

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu không thường xuyên sử dụng các nữ trang đắt tiền, cầu kỳ, hoặc không đủ ngân sách, cô dâu có thể chọn cách thuê nữ trang cưới. Giá thuê nữ trang cưới khoảng 10 - 30% tổng giá trị thật của bộ trang sức. Cô dâu chú rể nên tìm tới những thương hiệu nữ trang uy tín và kiểm tra hàng cẩn thận trước khi quyết định thuê. Hiện nhu cầu thuê trang sức khá lớn nhưng mẫu mã chưa phong phú nên cô dâu chú rể cần tìm hiểu sớm, tránh tình trạng không tìm được bộ dây chuyền, vòng tay, hoa tai ưng ý.
Ngoài ra, các đôi uyên ương cũng có thể chọn cách mua bộ trang sức mỹ ký giá thành tiết kiệm hơn nhiều so với nữ trang đắt tiền. Sau khi dùng xong, bạn có thể lưu giữ trong tủ, giữ làm kỷ niệm đẹp về ngày trọng đại.


Bộ trang sức “ uyên ương hồ điệp” là ước mơ về một tình yêu đẹp mãi và gắn bó như đôi uyên ương và như cặp bươm bướm luôn bay lượn quanh quẩn bên nhau


3. Kết hợp trang sức hợp váy cưới

Với cô dâu, chiếc áo cưới vẫn là yếu tố quyết định làm nên vẻ đẹp lộng lẫy của bạn trong lễ cưới. Để váy thêm đẹp, bạn cần lưu ý một số đặc điểm khi kết hợp váy cùng trang sức cưới. Những bộ trang sức cầu kỳ sẽ tô điểm cho chiếc cổ cao hay khuôn ngực tròn đầy khi cô dâu diện váy quây, váy cắt cúp tinh tế. Với những mẫu váy có tay  hay cao cổ, trang sức nên đơn giản, nhẹ nhàng vì bản thân chiếc váy đã khá cồng kềnh và lộng lẫy.


Trang sức là phụ kiện không thể thiếu để tô điểm thêm cho vẻ đẹp của cô dâu. Nhưng chính nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi của bạn mới là "trang sức" đáng chú ý nhất với khách mời. Cô dâu có thể cân đối ngân sách cho trang sức bằng cách đi thuê, mua những bộ nữ trang đính pha lê, hạt cườm bình thường hay thậm chí mượn của bạn bè, người thân, miễn sao những phụ kiện đó phù hợp, đẹp nhất với bạn.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Mua nhẫn cưới vàng trắng hay vàng tây ?

Chiếc nhẫn cưới của bạn sẽ nói gì về bạn ? Bạn sẽ lựa chọn vàng trắng hay vàng tây ?

Vàng trắng hay vàng tây đều là những kim loại quý đánh dấu sự vĩnh cửu cho một cam kết suốt đời bên nhau của cuộc sống vợ chồng.

Nhẫn cưới vàng trắng hướng tới  một cái nhìn hiện đại hơn, là xu hướng nhẫn cưới thời trang mới nhất, trong khi vàng tây là sản phẩm truyền thống tốt đẹp. Quyết định để chọn nhẫn cưới vàng tây hay nhẫn cưới vàng trắng , dựa trên phong cách của mỗi cá nhân và cô dâu. Hãy cùng Anh Phương Jewelry tìm hiểu hai loại vàng này để lựa chọn cho mình cặp nhẫn cưới phù hợp nhất.

1. Vàng tây

- Chất liệu
Là hợp kim của vàng và một số kim loại màu khác, tùy theo hàm lượng vàng mà sẽ có nhiều loại vàng tây như vàng 10k, 14k, 18k, 24k… Ở Việt Nam thường dùng vàng 24k và 18k, đặc biệt vàng 18k ở Việt nam có 3 loại: Loại 75%, loại 70% và loại 68%, tùy theo yêu cầu của khách hàng.

-Màu sắc
Nhẫn cưới bằng vàng tây sau khi được chế tác có ánh vàng giống như vàng ta nhưng nhạt hơn do được pha thêm các kim loại khác. Bên cạnh đó, vàng tây thường theo xu hướng truyền thống nên cũng được khá nhiều cô dâu chú rể lựa chọn.


Nhẫn cưới vàng tây mang vẻ truyền thống


- Độ thích hợp với da
Một số người bị dị ứng khi đeo nhẫn cưới bằng vàng 14k do trong vàng có chứa niken. Vì thế, các cô dâu chú rể nên chọn vàng tây cao tuổi vì hơn 90% vàng tây cao tuổi không gây dị ứng da.

Chọn vàng tây cao tuổi để không bị dị ứng khi đeo 

- Giá cả
Hiện nay, nhẫn cưới bằng vàng tây rất thông dụng và được nhiều cặp uyên ương lựa chọn vì giá thành khá bình dân, hợp với túi tiền. Chỉ cần bỏ ra khoảng hơn 3 triệu đồng là bạn đã có cặp nhẫn cưới ưng ý.

2. Vàng trắng

- Chất liệu
Là hợp kim của vàng và một số kim loại quý khác như nicken, mangan, paladium, sau đó được phủ một lớp kim loại Rhodium để tạo độ sáng bóng. Nhan cuoi vàng trắng có màu trắng sáng như bạch kim. Hiện nay trên thị trường thịnh hành 2 loại vàng trắng đó là vàng 14k (58,3%), 18k (75%) nhưng vàng 14k phổ biến hơn.

- Màu sắc
Trang sức vàng trắng có ánh kim lấp lánh, rực rỡ và màu trắng sáng ánh vàng rất nhẹ của vàng gốc, tạo nên vẻ đẹp thanh khiết, tinh tế. Những cặp đôi theo xu hướng hiện đại thường chọn nhẫn cưới bằng vàng trắng vì nó tạo cho người đeo vẻ trẻ trung, sang trọng và dễ phối hợp với áo cưới.


Cô dâu, chú rể thích nhẫn cưới vàng trắng

- Độ thích hợp với da
Nhẫn vàng trắng được làm từ hợp kim, nên trong một số trường hợp có thể gây dị ứng với những người có làn da quá mẫn cảm khiến da có hiện tượng ngứa và nổi mẩn.

- Giá cả
Nhẫn cưới vàng trắng có màu sắc, độ bền cao và khó chế tác hơn so với vàng tây nên giá thành cũng đắt hơn. Một đôi nhẫn thường có giá thấp nhất khoảng 4 triệu đồng. Nếu bạn có điều kiện thì có thể chọn nhẫn cưới vàng trắng vừa đẹp lại vừa thời trang.

Nhẫn vàng trắng có giá cao hơn so với vàng tây.

-  Độ bền
Vàng trắng có độ bền cao cao hơn vàng tây. Tuy nhiên, nhẫn vàng trắng sẽ bị ố màu, xỉn màu sau nhiều năm sử dụng. Để nhẫn bóng trở lại, bạn cần mang nhẫn đi phủ một lớp Rhodium trên bề mặt. Cho nên khi quyết định chọn vàng trắng, hãy nên xem xét kĩ chế độ bảo hành sản phẩm.


Cả nhẫn cưới  vàng tây và vàng trắng đều có thể bị trầy xước, vạch, lõm nếu chà xát, va đập mạnh. Vì thế, khi làm việc nặng hoặc có khả năng va đụng nhiều thì bạn nên tháo nhẫn ra. Bên cạnh đó, tránh để nhẫn tiếp xúc với clo có trong nước hồ bơi, hồ mát xa vì clo có thể làm yếu cấu trúc của vàng, thậm chí có thể dẫn đến gãy vỡ.

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Điểm khác nhau giữa nhẫn đính hôn và nhẫn cưới

Chiếc nhẫn đính hôn thường có kích cỡ lớn hơn bộ nhẫn cưới và được chế tác cầu kỳ kiểu gắn đá quý hay kim cương.Sở dĩ các nhẫn đính hôn có kiểu dáng cầu kỳ vì đó cũng chính là món quà người đàn ông dùng để thuyết phục cô gái đồng ý trở thành vợ mình. Cả nhẫn cưới và nhẫn đính hôn đều tượng trưng cho sự đính ước, gắn bó của đôi uyên ương. Nhưng hai loại nhẫn này lại có kiểu dáng, ý nghĩa và mục đích sử dụng trong hai dịp hoàn toàn khác nhau.

1. Nhẫn đính hôn

Trong hai loại nhẫn, nhẫn đính hôn sẽ là loại được sử dụng đầu tiên trong chặng đường tình yêu của đôi uyên ương. Khi đi đến quyết định chung sống trọn đời với người mình yêu, điều quan trọng là các chàng phải có được sự đồng ý của các nàng. Hay nói cách khác, các chàng trai phải ngỏ lời cầu hôn bạn gái của mình.
Chính vì thế mà đa số các chàng thường chuẩn bị rất kỹ, từ địa điểm thổ lộ đến không khí thích hợp, đặc biệt là một vật không thể thiếu - nhẫn đính hôn, hay còn gọi là nhẫn cầu hôn..Nếu cô gái nhận chiếc nhẫn đính hôn và đeo trên tay nghĩa là cô đã ra một "quyết định ngầm" rằng mình chấp nhận lời cầu hôn và sẽ gắn bó trọn đời với chủ nhân của chiếc nhẫn bằng một đám cưới trong thời gian sớm nhất có thể.



Về kiểu dáng, nhẫn đính hôn đa số là nhẫn kiểu, không phải dạng vòng tròn trơn như nhẫn cưới, thường được đính đá nổi tạo vẻ sang trọng, ấn tượng.
Nhẫn đính hôn vì chỉ dùng cho nữ, nên kết cấu thường gọn nhẹ, mềm mại và nhiều chi tiết tinh xảo cầu kỳ hơn. Nhẫn đính hôn gần với phụ kiện trang sức hơn là một chiếc nhẫn đeo tay hàng ngày nên thường được làm bằng các chất liệu cơ bản như: vàng, bạc, titanium, bạch kim, cộng thêm một yếu tố rất quan trọng là các hạt đá đi kèm, loại chất liệu chính để tạo nên vẻ lung linh lấp lánh và nữ tính cho chiếc nhẫn đính hôn. Các hạt đá quý điểm tô có thể có màu sắc hoặc đính một hạt kim cương.


2. Nhẫn cưới

Sau  khi cầu hôn, nếu được nàng đồng ý, chàng trai sẽ đeo nhẫn đính hôn vào tay nàng như một sự “đặt chỗ” hay “ khẳng định lãnh thổ” và bắt tay vào thực hiện kế hoạch cho một đám cưới hoàn hảo.
Trong khi đó nhẫn cưới được sử dụng trong một sự kiện quan trọng hơn, đó là ngày cưới. Chiếc nhẫn chính là lời công bố khéo léo với tất cả mọi người rằng, đôi uyên ương đã gắn kết và sẽ trọn đời bên nhau. Nhẫn cưới được nhiều người coi là biểu trưng cho sự ràng buộc trong hôn nhân, thể hiện tình yêu hạnh phúc của cặp vợ chồng mới cưới và là thông điệp rõ ràng về tình trạng hôn nhân của người đeo nhẫn.

Về số lượng, nhẫn cưới luôn luôn phải đi theo cặp, gồm hai chiếc và có nét trang trí tương đối giống nhau hoặc có những điểm chung nhất định.



Về kiều dáng, nhẫn cưới khác hẳn so với nhẫn đính hôn. Nếu nhẫn đính hôn được trang trí cầu kỳ, chú trọng vào các chi tiết tinh tế, đính đá, thì ngược lại, nhẫn cưới khá đơn giản nhằm phù hợp với cả cô dâu và chú rể.
Hiện nay, nhiều cô dâu chú rể thích sự cầu kỳ lại yêu thích đôi nhẫn cưới được trạm trổ tinh tế, nhưng vẫn giữ nét trơn cổ điển. Nhẫn cưới có thể đính một hoặc vài viên đá chìm để làm tăng nét mềm mại cho nhẫn. Đặc biệt, các chuyên gia trang sức còn khiến nhẫn cưới mang dấu ấn cá nhân tinh tế khi khắc tên cô dâu chú rể hoặc ngày cưới vào vòng trong của nhẫn.

Ngoài ra nhẫn cưới quan trọng nhất chính là chất liệu cấu thành. Nhẫn cưới thường được dùng cho cả hai phái nên kết cấu nằm ở mức trung tính, không quá điệu đàng để có thể dùng được cho nam, và cũng không quá khô cứng để có thể đeo vào tay nữ. Lựa chọn một chiếc nhẫn cưới nên chú tâm nhiều hơn vào chất liệu và các điêu khắc trên vỏ nhẫn, còn các chi tiết khác như: hạt đá, hạt kim cương sẽ là yếu tố quan trọng thứ hai quyết định tính tiện dụng và sang trọng của đôi nhẫn.


Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

7 cách chọn nhẫn cưới tốt nhất

Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng của sự ràng buộc giữa hai con người, vững bền, lâu dài và vĩnh viễn. Chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt.


Tuy là vật gắn bó với cô dâu chú rể hàng ngày nhưng không phải nhẫn đắt tiền mới mang lại hạnh phúc và tình yêu bền vững. Một cặp nhẫn cưới hợp với bàn tay từng người và có giá cả phù hợp ngân sách uyên ương mới là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Trên thị trường nhẫn cưới phong phú và đa dạng hiện nay, việc chọn được một đôi nhẫn cưới vừa đẹp, ưng ý lại thời trang là một điều không hề đơn giản. Làm thế nào để các cặp đôi cô dâu chú rể có thể chọn cho mình được một đôi nhẫn cưới thật hoàn hảo? Có những bí quyết nhỏ khi chọn nhẫn cưới mà không phải ai cũng biết. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Tham khảo sớm, chọn lựa kĩ càng

Nhẫn cưới là vật  sẽ gắn bó với bạn trọn đời, cả hai nên dành thời gian 2 - 3 tháng trước ngày cưới để bắt đầu đi chọn nhẫn cưới . Bởi không phải đôi uyên ương nào cũng chọn được kiểu dáng nhẫn yêu thích ngay từ lần thử đầu tiên.

Khi đi mua nhẫn, cô dâu chú rể nên cùng đi với nhau, vừa để củng cố thêm tình cảm, vừa có lựa chọn thực tế, hợp với sở thích của cả hai. Không nên vì ý kiến riêng của một người mà làm người kia thấy không thoải mái. Ví dụ, nếu chú rể thích nhẫn cưới mạnh mẽ, cứng cáp thì cô dâu không nên ép chàng đeo chiếc nhẫn đính hạt hay có đường nét mềm mại. Nếu sở thích hai người quá khác nhau, hai chiếc nhẫn không cần quá giống nhau, mà chỉ cần khắc chữ hay có 1 - 2 đường nét chạm khắc tương đồng, như vậy cũng đủ thể hiện tình cảm gắn bó.

2. Chọn nhẫn tiện dụng khi đeo hàng ngày

Chắc chắn các cô dâu chú rể nào cũng đều mong muốn đôi nhẫn vàng  luôn mới và sáng bóng nên khi lựa chọn, hai người nên cân nhắc tới việc tiện dụng của nhẫn. Nếu cô dâu hoặc chú rể hàng ngày không quen đeo trang sức thì hai người nên chọn những mẫu nhẫn mảnh mai, nhẹ nhàng để không cảm thấy vướng víu khi đeo. Ngoài ra, nếu bạn có công việc đặc thù liên quan đến tay nhiều thì nên chọn mẫu nhẫn cưới phù hợp, ví dụ bạn nên chọn đôi nhẫn vàng cứng cáp, không dễ bị méo, xước, không đính nhiều hạt hay có nhiều rãnh xẻ, dễ bị bám bụi khi làm việc hàng ngày

3. Mua nhẫn sớm mùa giảm giá

Việc tìm kiếm nhẫn cưới sớm nhất lựa chọn hợp lý vì cô dâu chú rể sẽ có nhiều thời gian để tận dụng dịp giảm giá của các cửa hàng trang sức. Vào mùa ít đám cưới hoặc các dịp lễ đặc biệt, các thương hiệu trang sức sẽ giảm giá nhiều loại nhẫn khác nhau. Ngoài ra, nếu muốn tiết kiệm chi phí, đôi uyên ương nên thường xuyên cập nhật giá vàng trang sức, nếu giá vàng giảm nhiều thì nên mua luôn nhẫn cưới cũng như các loại nữ trang khác.

4. Cân nhắc về kiểu dáng tiện lợi

Xu hướng hiện nay, nhẫn cưới được chia theo hai hướng, là kiểu nhẫn đơn giản, tròn trơn và kiểu cầu kỳ, độc đáo. Cùng với kiểu phân chia này thì giá thành cũng có những chênh lệch đáng kể.

Về kiểu dáng, các cặp uyên ương khi chọn nhẫn thường yêu thích cầu kỳ, đính đá, kiểu lạ mắt... nhưng theo theo ý kiến của những người có kinh nghiệm cho rằng  nhẫn cưới là đeo cả đời nên dễ gây chán khi dùng quá lâu, vì thế mà kiểu dáng càng cầu kỳ thì càng nhanh chán. Hơn nữa, nhẫn cầu kỳ giá thành rất cao và không phải ai cũng đủ tiền để sở hữu một chiếc nhẫn như vậy.

Các đôi uyên ương nên chọn các mẫu nhẫn chạm khắc không quá phức tạp, không có nhiều đường cắt, đường gờ, dễ bị móc vào quần áo hay va chạm với các vật khác trong quá trình sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, nhẫn cưới dạng trơn cũng không bị lỗi mốt, bền đẹp với thời gian.

Nhẫn cưới truyền thống vẫn luôn bền đẹp với thời gian.

5. Thử nhẫn

Bạn nên thử size nhẫn vừa với tay mình, không nên đeo quá rộng hay quá chật. Cô dâu chú rể có thể kiểm tra nhẫn có vừa khít tay không bằng cách sau khi đeo nhẫn, lắc tay hoặc vẩy mạnh tay, nếu nhẫn không tuột ra khỏi bàn tay thì đó sẽ là size nhẫn phù hợp với bạn.
Trong quá trình chuẩn bị đám cưới, cô dâu chú rể có thể gầy đi hoặc béo lên, dẫn đến việc cỡ nhẫn cũng thay đổi theo. Nếu mua nhẫn sớm, đôi uyên ương cần thử lại nhẫn cưới trước khi đám cưới diễn ra khoảng 1 tháng. Lúc này nếu nhẫn chật hay rộng, bạn vẫn có thời gian để mang đi sửa vì mỗi lần sửa nhẫn thường mất khoảng 1- 2 tuần. Bạn tìm tới chính cửa hàng đã mua, hầu hết các cửa hàng trang sức đều nhận bảo hành, sửa chữa cho bạn trọn đời.

6. Xem xét chất lượng và chế độ bảo hành

Các cô dâu chú rể nên mua nhẫn tại những thương hiệu uy tín để nhận được việc tư vấn, chăm sóc khách hàng tốt nhất. Nếu chọn các cửa hàng nhỏ, bạn nên yêu cầu cửa hàng bảo hành vĩnh viễn, cung cấp các dịch vụ làm sạch, nới rộng hay thu nhẫn phòng trường hợp sau này bạn đeo nhẫn bị rộng hoặc chật theo thời gian.

7. Bảo quản nhẫn

Khi mua nhẫn về, bạn nên cất nhẫn vào nơi an toàn, tránh các nơi ẩm ướt. Với các chất liệu như vàng, bạch kim, nhẫn cưới sẽ khó bị oxy hóa. Tuy nhiên khoảng một năm một lần, cô dâu chú rể nên kiểm tra nhẫn để xem xét có biến đổi nào cần sửa chữa, khắc phục hay không. Bạn có thể mang nhẫn tới cửa hàng trang sức để họ làm sạch sản phẩm, giữ cho nhẫn cưới luôn sáng bóng. Một lưu ý nữa đôi uyên ương cần nhớ là không nên cất cặp nhẫn quá kỹ, dễ bị quên, không tìm lại được.

Chúc các bạn lựa chọn được đôi nhẫn cưới hoàn hảo nhất trong ngày cưới.